Vải lụa, vải phi lụa – hai loại vải “thần thánh” vào mùa hè

phân biệt vải phi với vải lụa
5/5 - (1 bình chọn)

Dạo gần đây, các dòng vải có chất liệu mềm mại, thoáng mát là một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vậy trên thị trường hiện nay, có những loại vải nào đáp ứng đủ các yếu tố kể trên. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn hai loại vải đang làm mưa làm gió trên thị trường – vải lụa và vải phi lụa. Để tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm cũng như công dụng của hai loại vải này, mời bạn cùng công ty mua vải tồn kho Cát Thịnh Phát theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Vải lụa là gì?

Vải lụa
Mẫu vải lụa có hoa văn bắt mắt

Vải lụa là loại vải được dệt từ chất liệu tơ tằm tự nhiên có kết cấu mỏng nhẹ tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Vải lụa được xem là một loại vải cực kì đắt đỏ, ở thời kì phong kiến, chỉ vua chúa, quan lại trong triều đình mới được sử dụng. Cho đến hiện tại, các loại vải lụa này vẫn có giá rất cao. Vải lụa mềm mại, thanh thoát khi may trang phục vừa tạo sự sang trọng, quý phái vừa thể hiện sự quyến rũ, đầy quyền lực.

Đặc điểm của vải lụa

Vải lụa là một trong những chất liệu được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi thành phần, cấu tạo mà còn bởi những đặc điểm nổi trội của nó. Vậy, vải lụa có đặc điểm như thế nào?

Vải lụa mềm nhẹ, cách nhiệt tốt

Vải lụa được làm từ các loại sợi tự nhiên nên mềm, nhẹ hơn các loại vải nhân tạo. Đặc biệt, vải lụa có khả năng cách nhiệt tốt. Vải lụa khi mặc không gây cảm giác dấp dính, khó chịu cho người sử dụng.

Vải có khả năng hút ẩm thấm hút mồ hôi tốt

Vải lụa có đặc điểm khá mềm, mát, thấm hút mồ hôi tốt lên tới 35%. Vì vậy các loại vải lụa được sử dụng phổ biến trong các trang phục mùa hè. Vải lụa được dùng để may đồ ngủ, váy, đầm, trang phục công sở,…

Vải có khả năng chịu nhiệt cao, dẫn điện kém

Các dòng vải lụa tự nhiên có thể chịu tác động nhiệt cao mà không bị thay đổi hình dạng, cũng như đổi màu. Cho nên, vải lụa được coi là một chất liệu đắt đỏ là vì thế.

Vải lụa an toàn, thân thiện với người sử dụng

Vì được sản xuất từ các loại sợi tơ tằm tự nhiên, không chứa bất kì chất hóa học nào nên vải lụa đặc biệt an toàn, thân thiện với người sử dụng. Các loại vải lụa có thể dùng với nhiều loại da khác nhau, ngay cả những loại da nhạy cảm.

Tuy nhiên, các dòng vải lụa cũng có một số hạn chế nhất định. Thứ nhất là các dòng vải lụa thường có độ co giãn không cao, dễ bị đổi màu khi gặp mồ hôi. Việc nhuộm màu lên chất liệu lụa tơ tằm cũng đặc biệt khó khăn, đòi hỏi phải có kĩ thuật cao.

>>> xem thêm: vải mango

Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa
Vải phi lụa

Giống như vải lụa, vải phi lụa cũng được dệt từ chất liệu tơ tằm tự nhiên. Các dòng vải phi lụa khá mềm mịn, chất liệu mát. Vải phi lụa có độ co giãn thấp và dễ bị đổi sang màu ố vàng khi bị thấm mồ hôi. Nhưng điểm nổi bật của vải phi lụa nằm ở độ bóng của vải tạo nên sự sang trọng, quý phái cho người phụ nữ. Các dòng vải phi lụa được sử dụng khá nhiều trong các trang phục váy, áo dài, đầm dạ hội,…Hiện nay, trên thị trường có hai loại vải phi lụa chính: vải phi lụa tơ tằm 100% và vải phi lụa tơ tằm pha poly.

Đặc điểm của vải phi lụa

Vải phi lụa mang hầu hết những đặc tính như vải lụa vì nó cùng được sản xuất từ chất liệu tơ tằm. Bổ sung thêm, vải phi lụa còn có khả năng giữ ẩm tốt cho nên khi mặc không gây cảm giác khó chịu, ngứa rát da. Ngoài ra, vải phi lụa khá bền màu, các loại trang phục làm từ vải phi lụa thường giữ được màu gốc, không bị phai màu. Hạn chế lớn nhất của vải phi lụa là nằm ở khả năng co giãn của vải và khắc phục các vết bẩn, vết ố vàng bám trên vải.

>>> xem thêm: vải đũi

Cách phân biệt vải lụa và vải phi lụa

phân biệt giữa vải lụa và vải phi lụa
Cách phân biệt giữa vải lụa và vải phi lụa

Cả hai loại vải lụa và phi lụa đều được làm từ các sợi tơ tằm tự nhiên nên chúng mang nhiều đặc điểm nội trội. Vải lụa và vải phi lụa đều có tính ứng dụng cao trong thực tế đặc biệt trong ngành sản xuất thời trang, may mặc. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy hai loại vải này không hoàn toàn giống nhau. Vậy chúng ta có thể phân biệt vải lụa và vải phi lụa thông qua hình thức nào? Bật mí cho bạn, các dòng vải phi lụa khác với vải lụa ở độ bóng, mướt trên bề mặt vải. Các dòng vải phi lụa có độ phản quang, bắt sáng tốt hơn nhiều. Vì thế, khi muốn phân biệt các dòng vải lụa thường và vải phi lụa thì ta hoàn toàn có thể dựa vào đặc điểm này để nhận biết và phân biệt.

Cách nhận biết các dòng vải lụa và vải phi lụa chất lượng

Để nhận biết được các dòng vải lụa đảm bảo chất lượng, chúng ta có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ như sau

Cảm nhận bằng xúc giác

Chúng ta có thể nhận biết lụa thật hay giả bằng cách dùng tay sờ vào bề mặt và một góc bất kì của tấm vải. Nếu vải mềm, mướt và mát thì đó có thể là lụa tốt. Ngược lại, bề mặt thô, nhăn nhúm thì ta cần kiểm tra, thẩm định lại bằng phương pháp khác.

Nhận biết thông qua hoa văn

Thông qua hoa văn trên vải, chúng ta có thể nhận biết được là lụa thủ công hay lụa công nghiệp. Các dòng lụa truyền thống được dệt từ bàn tay khéo léo cuả người thợ thủ công; khi dệt theo cách truyền thống chủ yếu là những hoa văn đơn giản, trên đường dệt sẽ xuất hiện những điểm dừng. Với hình thức dệt công nghiệp thì các đường dệt thẳng, đều, có nhiều hình dạng hoa văn mang phong cách hiện đại.

Nhận biết bằng cách đốt

Các sản phẩm lụa tự nhiên khi đốt thì cháy khá nhanh, tàn tro thì tơi, không bị vón cục. Khi đó, chúng ta có thể chắc chắn 100% là vải lụa thật. Trường hợp vải cháy mùi khó chịu, lớp tro không tan thì khả năng cao không phải lụa tự nhiên.

>>> xem thêm: thu mua vải tồn kho giá cao

Vải lụa, vải phi lụa – 2 loại vải “thần thánh” vào mùa hè.

Nói đến những loại vải “thần thánh” vào mùa hè này, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua chất liệu lụa và phi lụa. Với đặc tính mềm, mát, thấm hút tốt, vải lụa và vải phi lụa có thể làm chiều lòng được những vị khách khó tính nhất. Vải lụa, phi lụa lên form cực chuẩn, bền màu, tôn dáng người mặc. Hơn nữa, chất vải mềm, mát tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng đặc biệt với loại thời tiết có nhiệt độ cao. Ngoài ra, các dòng vải lụa có nhiều họa tiết độc đáo, có thể sử dụng làm điểm nhấn trong các trang phục thiết kế, trang phục truyền thống. Dưới đây là một số ứng dụng của vải lụa, vải phi lụa trong may mặc:

áo vải lụa
Ứng dụng của vải phi lụa may áo xẻ hiện đại
đồ trẻ em vải lụa
Ứng dụng vải lụa may đồ ngủ cho bé vào mùa hè
gas gối vải lụa
Ứng dụng vải lụa trong việc may chăn ga gối đệm

Thông qua bài viết này, chúng tôi vừa để cung cấp những kiến thức chung nhất về vải lụa, vải phi lụa vừa để cho thấy được tính ứng dụng của loại vải này trong may mặc phù hợp với thời tiết mùa hè nóng nực như ở Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay, có ích đừng quyên để lại cho chúng tôi một đáng giá nhé!

Bạn có thể xem thêm các dịch vụ khách của chúng tôi tại đây:

[bvlq_danh_muc]

Trả lời